1. Nhắc lại sinh lý

Ethanol ( C2H5OH
)  là một loại alcol được tìm thấy  trong các đồ uống chứa cồn. Nó được coi là 1
chất gây ức chế thần kinh trung ương. Tình trạng ức chế này có thể gây hôn mê
và chết khi nồng độ cồn trong máu đạt tới mức
³ 300mg/dL. Xét nghiệm xác định nồng
độ cồn trong máu thường được thực hiện như một phần biên bản điều tra pháp y
liên quan với tai nạn giao thông. Mỗi quốc gia phê chuẩn một giới hạn của riêng
mình về nồng độ cồn trong máu được coi là ngưỡng gây độc.

2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm

 Chẩn đoán: Giúp
chẩn đoán các bệnh lý cấp tính liên quan với ngộ độc rượu cấp.

 Bằng chứng pháp
lý: Đối với người gây ra tai nạn giao thông khi lái xe.

3. Cách lấy bệnh phẩm

– Không nhất
thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét  nghiệm. Nếu xét nghiệm này được sử dụng để
cung cấp một bằng chứng pháp lý sau này khi lấy bệnh phẩm cần có người chứng
kiến.

– Sát trùng
vị trí chọc tĩnh mạch lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn không có Ether, cồn, thậm
chí cả dẫn xuất iod.

– Tuân thủ
nghiêm ngặt các quy trình pháp lý tại nước sở tại nếu sau đó kết quả xét nghiệm
này sẽ được sử dụng như một bằng chứng pháp lý đối với người được chỉ định làm
test.

4. Giá trị bình thường:

Ethanol (C2H5OH
): 0 mg/dL hay mmol/L

5. Tăng nồng độ cồn

Nguyên nhân chính thường gặp là uống rượu và ngộ độc
rượu cấp:

   50 mg/dL: Giảm ức chế, mất phối hợp
mức độ nhẹ.

   100 mg/dL: Thời gian phản ứng chậm, khả
năng cảm giác bị biến đổi.

   150 mg/dL: Qúa trình suy nghỉ bị biến
đổi, thay đổi nhân cách và hành vi.

   200 mg/dL: Đi đứng loạn choạng, nôn, ý
thức lú lẫn.

   300 mg/dL: Nói líu, mất cảm giác, rối
loạn thị lực.

   400 mg/dL: Giảm thân nhiệt, hạ đường
huyết, kiểm soát cơ kém, co giật.

– 700
mg/dL: Mất ý thức, giảm phản xạ, suy hô hấp (tình trạng này cũng có thể xảy ra
ở mức nồng độ alcool máu thấp hơn).

6. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

– Nồng độ cồn
trong máu có thể bị tăng lên khi BN dùng đồng thời với các thuốc như: thuốc
kháng histamin, barbiturat, chlordiazepoxid, diazepam, isoniazid, meprobamat,
opiat, phenyltoin và thuốc an thần.

7. Lợi ích của xét nghiệm định lượng cồn trong máu.

v    Nồng độ cồn trong máu tiến triển theo
thời gian: tăng rất cao sau một giờ và được thải trừ sau 4-5h.

– Trong
trường hợp có suy gan: đường biểu diễn cồn trong máu tăng cao hơn và nồng độ
định xảy ra sớm hơn (25 phút).

– Đường biểu diễn
tình trạng tăng lên của nồng độ cồn trong máu xảy ra chậm hơn và ở mức thấp hơn
khi hấp thụ rượu xảy ra trong và sau bửa ăn, hay khi hấp thu rượu cùng với
đường.

– Nồng độ cồn
tối đa trong máu được phép theo luật định tại Pháp là 0,8g/L, tuy nhiên, tình
trạng say xỉn đã có thể xảy ra từ mức nồng độ 0,5 g/L

– Hôn mê do
ngộ độc rượu có thể được đặt ra khi nồng độ cồn trong máu
³ 2,5 g/L
(tình trạng này có thể đi kèm với hạ đường máu, hay nhiễm toan ceton do rượu.

– Tử vong có
thể xảy ra khi nồng độ cồn trong máu đạt tới ngưỡng 5g/L.

v    Theo tiêu chuẩn của Pháp và đã được
luật phê chuẩn, người lái xe được coi là trong tình trạng say xỉn khi họ có
nồng độ cồn trong khí thở > 0,4g/L (được đo 2 lần liên tiếp qua ống thổi)
hay khi nồng độ cồn trong máu > 0,8 g/L.

– Ở Việt Nam: nồng độ cồn trong máu: 0,5g/L
(CV số 43 /BHYT- GĐ BHYT ).

8. Các cảnh báo lâm sàng

– Các XÉT
NGHIệM khác như công thức máu, nồng độ glucose máu và điện giải thường được chỉ
định thực hiện cùng với XÉT NGHIệM định lượng nồng độ cồn trong máu do một số
tình trạng lâm sàng liên quan với các rối loạn nói trên, cũng có thể gây các
triệu chứng tương tự như triệu chứng ngộ độc rượu.

– Do XÉT
NGHIệM này có vai trò như một bằng chứng pháp lý, mẩu bệnh phẩm phải được bảo
quản cẩn thận. Bệnh phẩm được vận chuyển trong túi chất dẻo, được niêm phong và
phải được ký nhận mỗi khi chuyển giao tới người có liên quan.