Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy, “Lương y phải như từ mẫu”.
Các Thầy Thuốc của thế hệ đi trước như: Phạm Ngọc Thạch,
Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung, Đỗ Tất Lợi và thế hệ tiếp nối như:
Tôn Thất Bách, Lê Thế Trung, Đặng Thùy Trâm vv… đã để lại tấm gương sáng về y đức,
cống hiến trọn đời cho sự nghiệp y học và y tế của nước nhà. Làm thế nào để người
thầy thuốc trẻ hôm nay thực hiện được lời dạy của Bác Hồ và xứng đáng với sự
tôn trọng của người dân. Nền kinh tế thị trường và những tác động tiêu cực của
xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến người thầy thuốc. Hiện tượng “phong bì” phổ biến
tại các bệnh viện. Những tác động tiêu cực dù ít, dù nhiều cũng làm xói mòn đạo
đức, sự vươn lên làm chủ tay nghề và việc chữa trị, chăm sóc người bệnh của người
Thầy Thuốc. Người dân kêu ca nhiều về thái độ ứng xử của nhân viên y tế tại các
bệnh viện hiện nay, về tình trạng thiếu trách nhiệm, thờ ơ với người bệnh của một
bộ phận nhân viên y tế. Điều này làm đau lòng và tổn hại đến danh dự của bất cứ
ai đã gắn bó cả cuộc đời với nghề nghiệp cao quí này, bởi với họ không có đức
thì không thể làm nghề y.
Trong bối cảnh ngành y tế đang đẩy mạnh xã hội hóa
hiện nay, nhiều thách thức mới cũng đang đặt ra với những người làm công tác y
tế. Hiện tượng chảy máu chất xám xảy ra ngay chính trong ngành y tế. Nhiều Bác
sĩ được cử đi đào tạo, nâng cao trình độ, lẽ ra về với các Bệnh viện tỉnh, huyện
nơi đã cử mình đi học, thì lại tìm mọi cách chạy về các khu vực có Bệnh viện lớn
và thu nhập tốt hơn. Ở các trường Đại học y, các chuyên khoa lao, tâm thần, hay
cả chuyên khoa nhi là lĩnh vực mà trước đây sinh viên rất thích học, thì nay
cũng trong tình trạng thiếu sinh viên trầm trọng, vì thu nhập ở những chuyên
ngành này thấp hơn so với các chuyên ngành khác. Không ít sinh viên y khoa đã
chấp nhận bỏ nghề, để làm việc bán thuốc cho các công ty dược nước ngoài vì thu
nhập cao hơn. Tình trạng thiếu nhân lực ở tuyến dưới đã đẩy y tế tuyến trên vào
tình trạng quá tải trầm trọng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng phục
vụ người bệnh, không chỉ gây bức xúc cho bệnh nhân, mà còn gây bức xúc cho
chính những người thầy thuốc:
Đáng mừng và đáng tự hào là dù đời sống còn gặp khó
khăn, trong đội ngũ những người làm công tác y tế vẫn có một số rất lớn những
cán bộ y tế cần mẫn hàng ngày, hàng giờ chăm sóc phục vụ người bệnh, cho dù phải
đối mặt với nguy hiểm bởi nguy cơ lây nhiễm rất cao. Trong những dịch vụ nguy
hiểm như viêm đường hô hấp cấp SARS, dịch cúm A H5N1, có những y Bác sĩ thức trắng
nhiều đêm bên giường bệnh, có những thầy thuốc quên ăn, quên ngủ với hy vọng sớm
tìm ra căn nguyên của những căn bệnh quái ác, dành lại sự sống từ tay tử thần,
lại có những y bác sĩ hiến máu cứu bệnh nhân. Mới đây thôi, trong vụ dịch tiêu
chảy cấp nguy hiểm hồi cuối năm ngoái, các bác sĩ tại Viện Y Học Lâm Sàng các bệnh
nhiệt đới, phải đếm từng cái “ Bỉm” của bệnh nhân để xác định số lượng bệnh
nhân tiêu chảy giảm hay tăng, để có sự điều chỉnh phương án điều trị. Nhiều bác
sĩ ở lại trực dịch tại bệnh viện hơn 20 ngày không về qua gia đình. Căn thẳng,
vất vã, nhưng tất cả điều tự nguyện. Bởi họ hiểu rằng, sinh mạng của nhiều người
đang đặt trong tay họ.
Đối với đa số những người làm ngành y, thì việc nâng
cao y đức trước tiên là việc nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ nghiên cứu,
chẩn đoán, làm chủ trang thiết bị hiện đại để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên
nhân gây bệnh, biện pháp điều trị và cách điều trị. Cùng với đó là việc nâng
cao tinh thần trách nhiệm để tận tụy với người bệnh. Như vậy, điều cốt lõi nhất
của y đức vẫn là sự xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của người thầy Thuốc.
Những nghề, nâng cao trình độ nghiên cứu, chẩn đoán, làm chủ trang thiết bị hiện
đại để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh, biện pháp điều trị và
cách điều trị. Cùng với đó là việc nâng cao tinh thần trách nhiệm để tận tụy với
người bệnh. Như vậy, điều cốt lõi nhất của y đức vẫn là sự xuất phát từ lương
tâm và trách nhiệm của người Thầy Thuốc. Những người thầy thuốc có y đức thì dù
trong môi trường nào họ cũng sẽ hành động vì tình người. Cho nên, việc thường
xuyên giữ gìn, bảo vệ, trao dồi y đức là điều cần thiết. Bên cạnh đó, với một
cơ chế làm việc khoa học, minh bạch về quyền lợi, nghĩa vụ, chắc chắn sẽ ngăn
chặn được sự suy thoái y đức của một bộ phận y bác sĩ. Với những sinh viên y
khoa, hành trang đầu tiên khi bước vào nghề là lời tuyên thệ trước tượng
Hybocrate – Y tổ của thế giới và Hải Thượng Lãng Ông- Y tổ của Việt Nam, “Coi
nghề Thầy Thuốc mà họ đã chọn như một con đường cứu người và giúp đời”. Người Thầy
Thuốc mới ra trường chỉ là mới bắt đầu cho y nghiệp và y đạo của mình, vì vậy,
cần phải rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng nhiều hơn nữa để trở thành một người Thầy
Thuốc chân chính, vừa có tài vừa có đức, xứng đáng với lời dạy của chủ tịch Hồ
Chí Minh “ Lương Y Như Từ Mẫu”.
Đảng và nhà nước đã và đang có những điều chỉnh về
chế độ chính sách đối với ngành y tế, để đời sống của người thầy thuốc được cải
thiện tốt hơn.
Mong rằng tiếng thơm về y đức của ngành y tiếp tục
được giữ gìn và phát triển.