Cây an xoa có lẽ là cái tên hơi xa lạ đối với mọi người, tuy nhiên nó lại có rất nhiều công dụng ưu việt, được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và cả trong các bài thuốc đông y. Tuy nhiên việc sử dụng cây an xoa không đúng cách sẽ đem lại tác dụng không mong muốn. Vậy tác dụng không mong muốn đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn ngay dưới đây nhé.
Cây an xoa là gì?
Cây an xoa hay còn gọi là tổ kén cái hay cây thâu kén lông, cây dó lông. Nó mọc thành các cụm, chiều cao khoảng 1.5m. Đây là một loại cây thân gỗ, thần và cành của nó đều có lông.
Cây có lá hình xoan, mặt trên màu xanh nhám, mặt dưới màu trắng. Cây an xoa được chia thành 2 loại an xoa trắng và an xoa tím. Hoa cây có 5 cánh, phát triển thành quả dài khi về già. Cây an xoa thường ra hoa kết trái độ khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm.
Cây an xoa chứa thành phần gì?
Từ xa xưa, cây an xoa đã được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các bệnh về gan. Nó được sử dụng lần đầu tiên ở Campuchia, sau đó được du nhập vào Việt Nam và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Trong cây an xoa có chứa một số thành phần như:
- Flavonoid: Là chất chống oxy hóa hiệu quả, có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa các gốc tự do.
- Tiliroside, betulin, axit betulinic là các chất có khả năng kháng viêm.
- Alkaloid: Là chất có khả năng kháng ung thư.
- Ngoài ra, cây này chứa các hợp chất khác cũng rất có lợi cho cơ thể như: Lignan, Phenol, Lupeol, Stigmasterol, Apigenin.
Công dụng của cây an xoa
Trong cây an xoa có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể nên nó được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông Y. Vậy cây an xoa có những công dụng gì?
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Nhắc đến cây an xoa chắc chắn phải nhắc đến công dụng điều trị các bệnh về gan của nó. Nó hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan như: viêm gan B, viêm gan C, xơ gan,… Trong cây an xoa có chứa các hợp chất chống viêm vì thế làm ức chế quá trình viêm, làm giảm sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây tổn thương cho gan. Ngoài ra, an xoa còn có tác dụng phục hồi, làm lành và tái tạo tế bào gan. Từ đó giúp ổn định cấu trúc gan, cải thiện tình trạng xơ gan.
Bên cạnh đó, cao của nó cũng có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan. Do trong thành phần của cây có chứa hoạt tính gây độc cho tế bào Hep-G2 gây ung thư gan.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong cây an xoa có chứa một lượng hợp chất alkaloid giúp ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của các khối u. Ngoài ra, hợp chất lignan trong cây an xoa có tác dụng hỗ trợ ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt.
Điều trị mụn nhọt
Một số bạn mụn nhọt do chức năng gan bị ảnh hưởng thì cây an xoa sẽ là liều thuốc giúp các bạn chấm dứt tình trạng này. Do đặc tính thanh nhiệt, thải độc gan nên giúp làm cải thiện chức năng gan, góp phần không nhỏ trong việc giảm mụn nhọt ở những người gặp tình trạng mụn trên.
Hỗ trợ giảm cân
Nhờ khả năng cân bằng trao đổi chất của cây an xoa, từ đó làm thúc đẩy quá trình đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể nhanh chóng giúp giảm cân hiệu quả hơn. Nên đây có thể là lựa chọn tốt cho ai đang có ý định giảm cân nhé.
Ổn định đường huyết và huyết áp
Trong cây an xoa có chứa nhiều thành phần có khả năng điều hòa chỉ số đường huyết. Nó còn được dụng như một phương pháp điều trị đối với bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, an xoa còn có khả năng điều trị bệnh huyết áp cao. Nó giúp hạn chế các biến chứng xấu như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay cả suy tim.
Cây an xoa có khả năng giúp an thần
Ai đang gặp tình trạng mất ngủ lâu ngày, khó vào giấc, tỉnh giấc giữa đêm có thể sử dụng an xoa giúp tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng và có giấc ngủ sâu hơn. Một giấc ngủ thoải mái sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn đấy.
Tác dụng phụ của cây an xoa
Cây an xoa có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng nó không đúng cách sẽ là nguy cơ gây ra tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn sử dụng an xoa không đúng cách như:
Tiêu chảy
Cây an xoa được biết đến với cộng dụng thanh nhiệt, giải độc gan và có tính mát. Tuy nhiên việc sử dụng nó thường xuyên lại không có lợi cho đường tiêu hóa, có thể gây ra hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bụng khó chịu, cồn cào
Sử dụng cây an xoa lâu sẽ gây nên hiện tượng cồn cào bụng tạo cảm giác khó chịu do an xoa có chế thải độc, tuy nhiên hiện tượng này sẽ biến mất sau 10-12 ngày sử dụng.
Ngứa họng
Hiện tượng ngứa họng xảy ra khi bạn sơ chế an xoa không đúng cách khiến lông trên một số bộ phận còn sót lại gây nên hiện tượng này. Bạn chỉ cần sơ chế cẩn thận, loại bỏ hết lông trên dược liệu thì không có gì đáng lo ngại nữa rồi.
Ngoài ra, cây an xoa còn gây chóng mặt nên khi sử dụng bạn cần chú ý đến liều lượng và cách dùng hợp lý để tránh các tác dụng phụ không đáng có nhé.
Đối tượng không nên dùng cây an xoa
Cây an xoa tuy tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Nếu bạn là một trong những đối tượng dưới đây thì nên hạn chế hoặc hỏi ý kiến của y bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
- Người bị bệnh huyết áp thấp: Dùng an xoa có thể gây hiện tượng chóng mặt vì vậy đối với người huyết áp thấp khi dùng an xoa có thể thêm 3 lát gừng để tránh hiện tượng này xảy ra.
- Trẻ em dưới 10 tuổi
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người bị viêm loét dạ dày: Trong an xoa có lông mỏng đem lại cảm giác khó chịu cho dạ dày. Đối với người bị dạ dày muốn sử dụng an xoa có thể đem sao vàng và rửa sạch trước khi sử dụng để hạn chế tình trạng này.
Cây an xoa là một dược liệu quý, có nhiều công dụng tối ưu. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý khi sử dụng để tránh gây nên ảnh hưởng xấu với cơ thể. Trên đây là một số lưu khi sử dụng cây an xoa, mong rằng sẽ đem lại lợi ích cho ai đang sử dụng nó.