Khoai tây chiên, khoai tây nghiền, salad khoai tây, khoai tây xào,… những món ăn quen thuộc gần gũi với chúng ta được làm từ khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao, cũng như rất đa dạng về cách thức chế biến, mùi vị. Nhưng khi ăn đi kèm với giá trị dinh dưỡng cao, mọi người thường tự hỏi rằng trong khoai tây có chứa nhiều tinh bột không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé
Nguồn gốc, xuất xứ của khoai tây
Khoai tây có nguồn gốc từ Peru, được tìm thấy sớm nhất ở phía Nam Peru một nước ở tây Nam Mỹ. Tuy có quê hương là Nam Mỹ nhưng Khoai tây lại trở nên phổ biến nhất và trở thành loại cây lương thực quan trọng ở các nước Châu Âu từ khoảng thời gian năm 1580 ( sau 80 năm từ chuyến hành trình tìm ra Châu Mỹ của Columbus).
Hiện tại khoai tây đang được phát triển mạnh nhất ở Trung Quốc, đất nước sản xuất nhiều khoai tây nhất thế giới khi chiếm 8% sản lượng khoai tây toàn cầu.
Trong khoai tây chứa những gì? Liệu trong khoai tây có chứa nhiều tinh bột không?
Là một trong những loại lương thực chủ yếu và quen thuộc với chúng ta nhưng mọi người có thể chưa biết hết trong khoai tây chứa những loại hoạt chất gì có ích cho cơ thể đúng không nào. Theo phân tích ở 100g khoai tây, chúng tớ thu về số liệu như sau:
- Nước: 75g
- Calories: 77 kcal
- Chất xơ: 2,2g
- Tinh bột: 15, 44g
- Protein: 2g
- Chất béo: 0,1g
- Sắt: 0,78mg
- Canxi: 12mg
- Magie: 23mg
- Mangan: 0,153mg
- Kali: 421 mg
- Natri: 6mg
- Kẽm: 0,29mg
- Phospho: 57mg
- Vitamin nhóm B chứa: 0,08mg B1; 0,03mg B2; 1,05mg B3; 0,296mg B5; 0.295g B6
- Vitamin C: 19,7 mg
- Vitamin K: 1,9mg
Có thể thấy trong 100g khoai tây có tới 15,44g tinh bột chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoai tây chứng tỏ rằng khoai tây có một lượng tinh bột dồi dào đem lại vị thế là một trong những loại lương thực phổ biến nhất.
Công dụng của khoai tây với sức khỏe
Với bảng thành phần giàu năng lượng, khoáng chất và cả các vitamin khoai tây đúng là một trong những loại lương thực toàn diện bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đảm bảo sự phát triển về cơ thể cũng như sức khỏe đã được chứng minh:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong khoai tây chứa nhiều tinh bột, khiến các món chế biến từ khoai tây rất dễ tiêu hóa khi được nấu chín. Và chất xơ dồi dào có trong khoai tây còn hoạt động như một chất nhuận tràng, giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa táo bón, ngoài ra còn làm giảm hấp thu cholesterol, giảm cholesterol LDL trong huyết tương.
Đặc biệt với những người bị táo bón mãn tính thì có thể kết hợp uống nước ép khoai tây trước bữa ăn hoặc ăn canh, salad, các món chế biến từ khoai tây sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và giải quyết các vấn đề đường ruột.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày, loét dạ dày
Các thành phần carbohydrate trong khoai tây có tác dụng thấm hút dịch axit tiết trong dạ dày hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Theo nghiên cứu trong khoai tây chứa nhiều phân tử kháng khuẩn đăng trưng trong việc ức chế phát triển các loại vi khuẩn phát triển trong dạ dày ngăn cản quá trình viêm loét dạ dày do các loại vi khuẩn gây ra.
Kiểm soát cân nặng
Mặc dù là loại thực phẩm có tỷ trọng tinh bột lớn nhưng thực tế khoai tây là loại lương thực có hàm lượng tinh bột, chất béo, năng lượng cân đối và khi ăn khoai tây tạo cảm giác no nhanh đặc biệt có thể thể kéo dài cảm giác no lâu khiến cơ thể giảm cơn thèm ăn, ít cần nạp calo hơn góp phần kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Đối với những người ăn kiêng, béo phì, thừa cân thì khoai tây là loại thực phẩm vàng vô cùng phù hợp do có hàm lượng chất béo thấp mà lại đáp ứng đủ về năng lượng dành cho cơ thể ngoài ra còn có bảng thành phần khoáng chất và các vitamin hứa hẹn nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể mà không lo nạp thừa calo.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Vitamin C chứa các gốc oxy hóa giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại là chất cần thiết cho các hoạt động của hệ miễn dịch và nó có trong cả củ khoai tây bao gồm cả vỏ của nó. Với 19,7 mg trong 100g khoai tây tương đương một nửa lượng vitamin C mà cơ thể cần trong ngày chứng tỏ khoai tây là nguồn cung cấp vitamin C chống oxy hóa tốt. Việc dùng các món ăn chế biến từ khoai tây sẽ đem lại một cơ thể với sức đề kháng khỏe mạnh đặc biệt với người già và trẻ em hoặc bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch.
Thường xuyên ăn khoai tây là giải pháp giúp phòng ngừa hữu hiệu một số căn bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp,… nhất là trong khoảng thời gian chuyển mùa
Chống viêm, giảm đau
Nhờ hàm lượng vitamin C phong phú có trong khoai tây đã thấy ở trên. Chất này ngoài tác dụng cải thiện sức đề kháng còn là một phương thuốc kháng viêm, giảm đau tự nhiên, an toàn cho cơ thể với cơ chế cũ dùng các gốc chống oxy hóa để loại các gốc tự do gây viêm.
Với tác dụng chống viêm đó ta có thể thường thấy các bài thuốc dân gian thường sử dụng khoai tây tươi, luộc đắp ngoài da để trị các chứng viêm ngoài da đặc biệt là bỏng hoặc phù nề cả da mặt cũng như toàn thân. Khoai tây đã luộc chín cũng được dùng chườm vào chỗ tổn thương khi còn nóng hoặc làm lạnh trước khi chườm để giảm sưng đau.
Ngoài ra vitamin C, còn có các vitamin nhóm B đặc biệt là B3 và các khoáng chất tìm thấy trong khoai tây như kali, canxi hay magie cũng có tác dụng tích cực trong việc chống lại sự phát triển của bệnh viêm khớp và các triệu chứng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa, ngoài da.
Cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh đái tháo đường
Với những người bị bệnh đái tháo đường việc ăn khoai tây có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Nó hoạt động bằng cách ổn định nồng độ glucose trong máu nhờ vào hàm lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hóa tinh bột chậm và giảm hấp thụ glucose trong ruột, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt nhờ các tác dụng trên cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao chứa nhiều năng lượng nên khoai tây thường được sử dụng làm thực phẩm trong thực đơn dành cho người bị bệnh đái tháo đường.
Ngăn ngừa ung thư
Trong củ khoai tây chứa các thành phần chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, vitamin nhóm B và khoáng chất, giúp giảm thiểu, ngăn chặn tác hại của các gốc tự do đến tế bào khỏe mạnh. Nó kết hợp cùng với các thành phần khác có trong củ như flavonoid và quercetin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nguy hiểm được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây của cơ quan nghiên cứu nông nghiệp.
Điều trị các bệnh huyết áp cao, tim mạch
Sự kết hợp giữa các thành phần trong khoai tây gồm các chất khoáng magie, kali, và chất xơ đã giúp khoai tây trở thành một trong những thực phẩm cần thiết dành cho người bị cao huyết áp. Các khoáng chất giúp hạ huyết áp bằng cách kích thích mạch máu giãn nở và chất xơ giúp ổn định nồng độ glucose trong máu, đảm bảo cho quá trình lưu thông máu diễn ra thông suốt.
Chất xơ trong khoai tây ngoài khả năng thúc đẩy tiêu hóa còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và các vấn đề khác về tim mạch cũng có thêm khả năng thúc đẩy tiêu hóa. Cùng với đó, vitamin C và B – caroten, vitamin nhóm B, khoáng chất có trong khoai tây sẽ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do có hại, giúp hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định.
Phòng ngừa bệnh gút
Khoai tây chứa rất ít purin trong bảng thành phần nhưng lại giàu vitamin C có khả năng làm giảm axit uric trong máu, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ trị bệnh gút.
Người có nguy cơ bị sỏi thận cũng nên tăng cường bổ sung khoai tây đều đặn trong thực đơn để bổ sung sắt và canxi trong cơ thể, các khoáng chất này giúp ngăn chặn việc hình thành sỏi trong khoang thận.
Giảm stress, tăng cường não bộ
Ngoài vitamin A và các khoáng chất dồi dào thì trong bảng thành phần của khoai tây còn chứa các vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B6 có tác dụng cực lớn trong việc làm giảm stress. Việc ăn khoai tây cũng giúp cơ thể sản xuất ra các hormone có ích, giúp cơ thể giảm căng thẳng thần kinh và tạo giấc ngủ ngon hơn.
Khoa học cũng chứng minh khoai tây là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho thần kinh và não bộ nhờ có khả năng ổn định lượng đường trong máu nhờ chất xơ, đồng thời làm giãn nở mạch máu nhờ các khoáng chất, đảm bảo quá trình lưu thông máu đến cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho não bộ và hệ thần kinh trung ương điều khiển các hoạt động của cơ thể.
Tác hại của khoai tây
Là loại lương thực, thực phẩm có nhiều điểm mạnh cũng như rất được ưa chuộng nhưng khoai tây cũng không ít các vấn đề mà nếu chúng ta sơ ý bỏ qua nó có thể dẫn đến các kết quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của chúng ta đặc biệt là các tình huống sau:
Ăn khoai tây mọc mầm gây độc
Là loại lương thực thông dụng nhưng việc bảo quản khoai tây không hề đơn giản phải giữ khoai tây ở môi trường từ 6-10 độ C để đảm bảo độ tươi của khoai tây, nhưng nếu nhiệt độ quá lạnh lại làm khoai tây mất đi hương vị vốn có ngoài ra nếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới sẽ rất khó bảo quản liên tục trong mùa hè. Nếu dùng các củ khoai bị mọc mầm, hỏng do bảo quản không đúng cách sẽ gây độc cho cơ thể do sự hình thành các alkaloid độc hại, solanin. Ancaloit solanin trong khoai tây mọc mầm.
Muốn bảo quản khoai tây lâu, hãy để chúng ở nơi có nhiệt độ phù hợp, khô ráo và tối. Nếu để chúng ở nơi ẩm ướt và tiếp xúc với ánh sáng nhiều sẽ mọc mầm và sản sinh ra chất độc như trên. Tuy nhiên,nếu giữ khoai tây trong tủ lạnh tại nhà thì mỗi lần bỏ ra nên nấu ngay do khoai tây sẽ bị đổi màu, mềm ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh.
Tăng cân do ăn khoai tây
Như nội dung bên trên thì ăn khoai tây giúp kiểm soát cân nặng làm bạn cảm thấy không hợp lý phải không nào. Đúng là khoai tây có tác dụng giảm cân nhưng các sản phẩm chế biến từ khoai tây thì lại không như thế. Theo nghiên cứu cho thấy khoai tây chiên góp phần vào việc tăng cân. Với phần ăn khoai tây chiên mỗi ngày, sẽ dẫn đến tăng cân trung bình từ 0.58g đến 0.77kg.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn khoai tây với lượng vừa phải, ăn dưới dạng hấp, luộc hoặc nướng, thì có thể hạn chế việc tăng cân.
Dị ứng với khoai tây
Dù hiếm thấy các tình trạng dị ứng với khoai tây nhưng với các trường hợp mắc phải cho thấy khoai tây gây triệu chứng dị ứng từ nhẹ tới nghiêm trọng và không thể lơ là khi sử dụng.
Qua bài viết này ta có thể thấy được các ích lợi mà khoai tây mang lại, cùng với việc trong khoai tây giàu lương tinh bột và các vitamin, khoáng chất sẽ mang tới cho thực đơn của chúng ta các món ăn giàu dinh dưỡng. Ngoài việc dùng để chế biến các món ăn, là lợi ích đã tìm hiểu cùng nhau trên bài viết thì còn rất nhiều ứng dụng đa dạng của khoai tây mà chúng mình muốn chia sẻ, hãy theo dõi bài viết tiếp theo của chúng mình về khoai tây để biết được những điều mới mẻ hơn về chúng nha.