Trong những
năm qua công tác điều trị và chăm sóc người bệnh tại khoa Nhi – Nhiễm Bệnh viện
đa khoa Phước Long đạt nhiều kết quả tốt. Hàng năm khoa Nhi – Nhiễm tiếp nhận
và điều trị khoảng 1927 ca bệnh, trong đó viêm phổi 362 Ca.
Bệnh viêm
phổi nhập viện là bệnh được tiên lượng trung bình, nặng và rất nặng, bệnh tiên
lượng trung bình phải dùng kháng sinh bằng đường uống, nếu viêm phổi nặng và
rất nặng thì phải dùng kháng sinh đường tiêm tối thiểu là từ 7 đến 10 ngày. Ước
tính trong đợt điều trị mỗi bé phải nhận từ 21 đến 30 mũi tiêm. Ngoài bệnh viêm
phổi, tại khoa Nhi – Nhiễm còn gặp một số bệnh khác cần phải điều trị bằng
đường tiêm. Để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhi cũng như các tai biến từ tiêm
chích đội ngũ thầy thuốc của khoa rất đau đầu, phải làm sau để tạo đường truyền
tỉnh mạch ngoại biên cho bệnh nhi, đó là cách tốt nhất để giảm đau đớn cho bé.
Bệnh viện Phước Long đã triển khai thực hiện kỹ thuật lưu kim trong toàn bệnh
viện từ năm 2011 nhưng không thành công sau đó không thực hiện nữa.
Đại diện khoa
liên hệ trực tiếp với khoa Nhi Bệnh viện Bạc Liêu thì được biết tỉ lệ thành
công của kỹ thuật lưu kim cũng rất thấp, ở đây còn cung cấp thêm thông tin là thực
hiện kỹ thuật rất nguy hiểm có thể gây ra biến chứng tắc mạch, nên không khuyến khích làm, các bệnh viện huyện bạn thì hầu
như không thực hiện kỹ thuật này.
Câu hỏi đặt
ra là tại sao các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhi đồng 1 lưu kim rất
thành công, thậm chí không cần nhập viện mà về nhà cũng cho lưu kim, vậy nguyên
nhân từ đâu? Ta sai ở khâu nào? Cuối cùng Ban giám đốc bệnh viện quyết định cử điều
dưỡng khoa Nhi – Nhiễm đi tập huấn kỹ thuật lưu kim ở Bệnh viện nhi đồng I.
Sau khi tập huấn về từ giữa tháng 5
năm 2014 đến 30 tháng 10 năm 2014, khoa Nhi – Nhiễm tiến hành lưu kim khoảng: 389
bé.
Tỷ lệ thành công: 350 ca chiếm 89.97 %
Tỷ lệ nghẹt: 39 ca chiếm 10.03
%
Qua thời gian
thực hiện, tỷ lệ thành công của kỹ thuật này là rất cao chiếm 89.97%. Nay khoa
cùng chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp để nhân rộng kỹ thuật lưu kim
trong toàn ngành nhằm giảm bớt đau đớn cũng như tai biến từ tiêm chích cho
người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân nhi là đối tượng khó lấy mạch.